Trang

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Phân Biệt Lan Hoàng Nhạn, Bạch Nhạn Và Hồng Nhạn

Người chơi lan đa phần chỉ thấy hoa đẹp là thích, thích lại muốn chơi, mà chơi chưa chắc đã biết tên hoa chính xác ^^. Nhiều khi chỉ là một loại lan mà tên gọi nó linh tinh cả lên không phân biệt được. Hôm nay tôi sẽ chỉ cách bạn phân biệt lan hoàng nhạn, bạch nhạn và hồng nhạn. Tất tần tật những gì liên quan đến nhạn, bạn thắc mắc hãy comment dưới bài viết này, sẽ có các cao nhân giải đáp nhé!
Nhắc đến nhạn là nhắc đến giáng hương có lá ngắn
Cách phân biệt lan hoàng nhạn, bạch nhạn và hồng nhạn
Cách phân biệt lan hoàng nhạn, bạch nhạn và hồng nhạn

Nhạn là loại giáng hương có lá tương đối ngắn, rễ gió và cực dễ trồng, dễ cho hoa, phát triển mạnh. Đặc điểm chung của chúng về hình thái thân lá cực kì giống nhau. Nhạn là loài giáng hương lá ngắn chỉ khoảng 1 đốt ngón tay hoặc dài hơn một chút, hai bên lá xếp chồng khít lên nhau, giữa các nách lá là nơi sẽ mọc ra những vòi hoa. Hai bên lá xếp đều nhau, mặt lá có xu hướng khum vào bên trong, lá khá mềm.
Mặc dù lá ngắn nhưng thân nhạn có thể dài tới 30 đến 50 cm. Trong điều kiện bình thường chúng ta thường thấy những cây nhạn thân chỉ dài khoảng 7 đến 20 cm mà thôi.
Nhạn có bộ rễ phát triển và thả dài vào không khí để hút hơi nước và chất dinh dưỡng. Nếu bạn trồng nhạn ở nơi có độ ẩm cao, rễ nhạn có thể thả thòng xuống như một mảnh rèm cực đẹp mắt. Về rễ, nhạn có những chiếc rễ kích thước khá to, ước chừng bằng thân chiếc đũa tre.
Phân biệt lan hoàng nhạn, bạch nhạn và hồng nhạn bằng cách nào?
Về hình thái thân lá loài nhạn, chúng ta có thể nhầm lẫn với lan quế tím, tuy nhiên cần lưu ý rằng lan quế tím có lá rất dày và cứng, mặt lá có xu hướng thẳng và phẳng chứ không khum vào bên trong như loài nhạn. Nhạn là một trong những loài lan có mùi thơm đặc trưng và nổi bật.

Phân biệt lan hoàng nhạn, bạch nhạn và hồng nhạn như thế nào?

Có lẽ khi nhìn vào đặc điểm hình thái thân lá thì tôi vẫn có thể nhầm, tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt lan hoàng nhạn, bạch nhạn và hồng nhạn một cách dễ dàng bằng mặt hoa.
Hoa lan hoàng nhạn
Hoa lan hoàng nhạn
Lan hoàng nhạn mặt hoa khác biệt nhất trong 2 cái tên cũng là nhạn còn lại. Chùm bông to và rủ xuống, khuôn bông hoa to và mang màu sắc sắc sỡ đa dạng từ màu nâu đến màu vàng nâu. Trung tâm của bông hoàng nhạn thường có 2 vệt màu nâu đậm hoặc tím nối xuống phần lưỡi bông.
Cận cảnh lan hoàng nhạn
Cận cảnh lan hoàng nhạn
Phần lưỡi xòe rộng và có màu tím đặc trưng giống chim nhạn đang dang rộng phần đuôi khoe sắc. Chúng ta gọi là hoàng nhạn bởi tổng thể chùm bông của loài này là màu hoàng ( vàng nâu) cực kì sặc sỡ. Hoàng nhạn có màu thơm đặc trưng.
Lan bạch nhạn và hồng nhạn lại có hoa khác biệt hơn cả:
Bạch nhạn có chùm hoa nhỏ hơn hoàng nhạn một chút, cuống hoa ngắn hơn hoàng nhạn (cuống hoa nối từ phần bông hoa đến ngồng hoa).
Hoa lan bạch nhạn rất dễ nhận ra
Hoa lan bạch nhạn rất dễ nhận ra
Bông bạch nhạn nhỏ và không có phần lưỡi hoa xòe như hoàng nhạn mà cụp lại với phần đuôi nhọn và chấm nhỏ màu xanh ở dưới cùng. Những cánh hoa nhỏ và có xu hướng cong về phía sau để lộ phần lưỡi nhô ra phía trước. Đúng như tên gọi, bạch nhạn có hoa màu trắng bạch với một chấm xanh nhạt ở đầu lưỡi mà thôi.
Hồng nhạn ( còn có tên gọi là hồng dâu) có khuôn hoa và hình thái thân lá không khác gì so với bạch nhạn. Phần khác nhau duy nhất để phân biệt bạch nhạn và hồng nhạn đó là màu sắc. Hồng nhạn có màu hoa tím hồng đúng như tên gọi của nó, cũng có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, lan hồng nhạn có hai mắt màu vàng khá đặc trưng.
Giáng hương hồng nhạn
Giáng hương hồng nhạn
Lưu ý rằng giáng hương hồng nhạn không phải là quế tím nhé! Lướt một loạt các thông tin trên google tôi thấy rằng chỗ nào cũng ghi giáng hương hồng nhạn, giáng hương lá dày,… linh tinh cả mấy tên nữa và cho hình hoa quế tím lên.
Cận cảnh hoa lan hồng nhạn
Cận cảnh hoa lan hồng nhạn
Các bạn nên nhìn những ảnh tôi up để dễ nhận biết nhé. Về phân biệt hồng nhạn, hồng sắc và quế tím tôi đã có một bài viết riêng về vấn đề này. 

Phân biệt hoàng nhạn tháng 4 và hoàng nhạn tháng 8 như thế nào?

Cùng là hoàng nhạn nhưng lại có cả hoàng nhạn tháng 4 và hoàng nhạn tháng 8. Nói chúng những loài lan có cả 2 mùa tháng 4 và tháng 8 thì tháng 8 là loại lan có giá trị hơn cả. Trên thị trường, giá nhạn tháng 8 được tính theo cây chứ không bán theo kg, đặc biệt hoàng nhạn tháng 8 rất hiếm và ít gặp.
Phân biệt hoàng nhạn tháng 4 và hoàng nhạn tháng 8 chính xác nhất bằng mùa hoa mà thôi. Đúng như tên gọi của nó, nở tháng 4 và nở tháng 8. Nếu bạn mua về mà có cành hoa tươi vào tháng 4,5,6 thì đó là nhạn tháng 4. Nếu tháng 7,8,9,10 mà cành hoa còn tươi thì đó là nhạn tháng 8. Giá hoàng nhạn tháng 4 hiện nay ở vào khoảng 350k/kg hoặc 5-10k 1 cây tùy độ to nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn là người tinh mắt thì vẫn có thể phân biệt hoàng nhạn tháng 4 và hoàng nhạn tháng 8 như sau: hoàng nhạn tháng 4 có lá thô, dài, mỏng và không bóng; hoàng nhạn tháng 8 có lá ngắn, dày và bóng.

Nguồn: Chamlan.com

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

5 loại Lan Thủy Tiên - Kiều phổ biến: nên tìm hiểu để chơi





Kiều vàng ( LAM'S)

Lan Thủy Tiên từ miền Trung đổ ra gọi là Kiều, còn miền Nam, các tỉnh Tây nguyên gọi là Thủy Tiên, tên nào cũng đẹp vì vậy chúng ta chẳng cần phải thống nhất tên gọi của loài lan này làm gì nhưng khi ai đó gọi là Kiều mình cũng hiểu đang nói đến lan Thủy Tiên, mà ai nói Thủy Tiên thì cũng hiểu đang nói đến Kiều. Nhưng ở đây chúng ta gọi một tên thống nhất là Lan Thủy Tiên.

Lan Thủy Tiên sống phổ biến từ Phú Thọ đến Tây Nguyên, cây ưa lạnh nhưng có khả năng chịu được khô hạn rất tốt, thích ánh sáng và tưới nước nhiều. Thủy Tiên có nhiều loại như Thủy Tiên Tím, Thủy Tiên Vàng và Thủy Tiên mỡ gà….., do sinh sống ở những điều kiện môi trường, thời tiết khí hậu khác nhau nên có loại thì nở vào mùa xuân, có loại nở vào mùa hè và có loại nở hoa vào ngay trước mùa thu một đến hai tuần. Nhưng về cơ bản ra hoa sớm một đến hai tuần hay muộn một đến hai tuần cũng là do cách chúng ta chăm sóc và thời tiết quyết định, còn trồng lan ra hoa thì đã xem là một thành công và mang lại niềm vui rồi. Chúng ta cùng tìm hiểu một số loài phổ biến, dễ tìm, dễ trồng, dễ chăm sóc để sưu tầm vài loài cho vườn lan gia đình mình.

Hình dáng nhận dạng Lan Thủy Tiên:


Để phân biệt các loại lan Thủy Tiên cũng tương đối dễ nhìn chung cây có giả hành lớn, có thân tròn và thân vuông, có loại thân nâu và có loại thân màu xanh, mập to. 


Môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây: nơi có khi hậu mát mẻ, có ánh sáng chiếu vào buổi sớm. Thích hợp trồng ghép lụa, trồng với dzớn và có thể trồng vào chậu nhựa.

Lan Thủy Tiên Hường- Kiều miền Trung



Thân tròn, màu nâu, xám đen, lá bản to, dày, mọc so le, quanh năm xanh tốt, so với những anh em Thủy tiên khác Thủy Tiên miền Trung hoa hơi thưa. Hoa nhợt nhạt nhìn không quyễn rũ và thu hút người chơi.

Lan Thủy Tiên Tím Huế

So với tím Hường bên trên (miền Tím miền Trung) thì Tím Huế hoa nở sớm hơn, vào khoảng tháng 4 - tháng 5 hoa có hương thơm nhẹ nhàng. Hình dáng bên ngoài cũng giống với Thủy Tiên Hường.

Lan Thủy Tiên Vuông:

Kiều Vuông, thân vuông, hoa cánh trắng môi vàng nhẹ, bông to và dày bông, hoa nở 7 - 15 ngày là tàn khu vực Lâm Đồng hoa nở vào mùa xuân, giả hành lớn, nhìn rất khủng, sinh trưởng và phát triển tốt nếu được tạo điều kiện thuận lợi, thích hợp trồng với dzớn cục, hoặc thân gỗ lớn, có vỏ xù xì, cứng.



Rất nhiều nghệ trồng Thủy Tiên Vuông thành công cho hoa rất đẹp, và nở nhiều, so với nhiều loài lan khác Thủy Tiên Vuông cũng được nhiều anh em yêu thích không chỉ hỏ nở vào tết cổ truyền mình mà còn tỏa ra một hương thơm dịu dàng.

Lan Thủy Tiên mỡ gà:


Thủy Tiên mỡ gà hình dáng bề ngoài cũng có những nét giống như Thủy Tiên miền Trung và Thủy Tiên Tím Huế, thân tròn dài, lá mọc đối xứng, to và dày bản. Chỉ có điều hoa nở có màu vàng nhạt, hoa nở nhiều và có hương thơm.

Lan Thủy Tiên môi tua:


Khác với những họ trên một chút Thủy Tiên môi tua có gốc nhỏ, thân có một đoạn phì to còn lại thuân dài đến ngọn, hoa cũng cũng nở thành chùm rũ xuỗng.

Cách Trồng Lan Thủy Tiên.

Nếu mua cây đã vào chậu hoặc ghép với dzớn hay gỗ (lụa) bạn có thể tham khảo cách trồng và tư vấn từ người bán lan. Còn nếu bạn mua cây từ rừng về thì đành phải chăm sóc theo cách bài bản khác để cây lan không bị thối thân, thối lá, nấm bệnh, và phát triển chậm.

Lan Thủy Tiên trồng thuần.

Thủa ban đầu khi mới đưa Lan Thủy từ rừng về chúng ta chịu khó phân chia rõ ràng nhánh khỏe riêng, nhánh già và nấm bệnh riêng để bắt đầu các bước tiếp theo. Chẳng ai khi mới đưa lan từ rừng về và bắt đầu trồng ghép gỗ ghép lụa luôn cả, vì cây còn yêu và chưa phân riêng ra cây rất dễ lây bệnh và chết lan. Đối với các nhánh nhiều thân tơ khỏe bạn có thể vào chậu hoặc ghép lụa luôn, còn với nhánh già chúng ta treo ngược lên, đợi cây nhúm mầm non rồi trồng tiếp. Quá trình này cũng mất khoảng 10 ngày đến một tháng. Trong thời gian này chúng ta tưới nước ít thôi, khoảng 1 lần/ 1 tuần, để kích thích cây ra rễ.

Chất trồng lan: Chúng ta trồng Thủy Tiên nếu vào chậu bạn nên trồng với dzớn cục, dzớn vụn, với vỏ gỗ, còn ngược lại bạn có thể ghép lụa đều được. Sau khi cây ra rễ con và nhú các mầm non lúc này chúng ta bắt đầu tưới nước và pha phân bón kích thích ra rễ để đấy mạnh quá trình phát triển cho cây lan.

Đừng tiếc những mầm đã quá già và những mầm có dấu hiệu nấm bệnh, cứ bỏ nó đi, vì nhưng mầm đó không nhưng lây bệnh cho toàn vườn lan của gia đình mà con khiến chúng ta phải quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Chúng ta nên tập trung vào nhưng nhánh khỏe chăm sóc tốt thì cây sẽ đẻ cây con nhanh hơn. Đối với Lan Thủy Tiên trồng loài ra hoa vào mùa hè anh em thường không chăm chút và tốn nhiều công sức, vì chỉ cần ra hoa là được, còn những giống ra hoa vào mùa xuân đòi hỏi bạn phải căn nước, căn phân và thậm chí là phải chú trọng thời tiết hơn rất nhiều để cây lan có thể ra hoa vào đúng những ngày lễ tết, để tăng thêm được giá trị kinh tế.

Nhân giống và phát triển.

Lan Thủy Tiên không nhân giống và phát triển được như những loài lan thân thòng khác, Thủy Tiên có đặc thù riêng, cây chỉ đẻ nhánh con ở gốc, không đẻ ra từ mắt lá, vì vậy quá trình nhân giống diễn ra chậm và cần phải có thời gian. Đặc biệt đối với những thân nhánh khỏe thì ra hoa không giới hạn, một lần có thể ra ba đến bốn rò bông, nở thành chùm rất đẹp. Năm nay nhanh này ra bông rồi, năm sau nhánh đó vẫn tiếp tục có thể sẽ ra bông tiếp, nhưng ở mắt lá khác.

Nguồn: Cách trồng lan

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Hướng dẫn cách trồng lan Hoàng thảo Hạc Vỹ



 Hoàng thảo hạc vỹ Dendrobium aphyllum thuộc dòng nobile thân thòngthích hợp gép dớn bảng, gỗ lũa, vú sữa, hay trồng chậu để nghiên. Nên thay chậu, sang chậu vào mùa rụng lá của cây để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của chồi non. Hạc vỹ cũng không thích ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ càng cao cây càng chậm nở hoa và có thể không nở hoa khi nhiệt độ quá 35 độ C.

Cách chọn mua Lan Hạc Vỹ từ rừng

 Trạng thái: lan phải ở giai đoạn chưa phát triển mầm mới. Do đã phát triển mầm mới sớm khi mua về mầm sẽ không có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường mới tại nhà gây chột lan hay lan còi. Thời điểm mua lan về ghép thích hợp nhất là từ cuối thu đầu đông, khi đó cây rụng lá và đi vào mùa nghỉ nên khi ghép ta không phải chăm sóc nhiều, chỉ chăm sóc khi vào mùa xuân cây bắt đầu ra mầm mới và nảy nụ hoa.

Màu sắc: đối với lan hạc vỹ, ta lựa chọn cây có màu thân xám bạc, lá vàng và bắt đầu rụng lá, thân không bị dập nát. Lan khi chọn cần phải được khô ráo, không bị ướt hay bị ẩm do nếu bị ẩm hay ướt sẽ gây thối lan và mầm bệnh.

Đặc tính ra hoa của đại ý thảo: 

Cây bắt đầu có nụ từ giữa mùa đông, ra hoa vào khoảng cuối đông đầu xuân.
Hoang-thao-hac-vy-01_0.jpg

Chuẩn bị vật liệu, chất trồng đại ý thảo

Vật liệu thích hợp nhất được quyết định bởi các đặc tính của cây trong tự nhiên. Đối với loài Hạc vỹ là thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước, độ thoáng cho rễ lan. Miền bắc chủ yếu là cây gỗ nhãn, nếu có gỗ lũa sẽ tăng vẻ đẹp cho giò lan.

Xử lý vật liệu: vật liệu thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, ngâm nước 7 ngày, có thể dùng nước vôi loãng để diệt trừ các mầm nấm mốc trên cây gỗ, để cho gỗ thấm đầy đủ nước, tránh hiện tượng gỗ hút ẩm của cây lan khi ghép vào.

Cắt tỉa vệ sinh lan để chuẩn bị ghép:

- Khi lan mua về cần được cắt loại bỏ rễ, cắt rễ chỉ để còn 2-3cm, phía gốc  việc cắt rễ nhằm loại bỏ phần rễ đã bị tổn thương nhiều, đồng thời loại bỏ nấm bệnh trú ngụ trong rễ.

- Thời điểm: cần cắt tỉa sớm, tốt nhất là ngay sau khi mua về.

Xử lý thuốc và treo ngược lan hạc vỹ:

Xử lý thuốc, lan cần được xử lý thuốc để loại bỏ mầm bệnh, kích thích sinh trưởng và chống sốc môi trường cho lan.

Lan được xử lý với hỗn hợp thuốc là: B1 + N3M + Ridomil gold + Alitte + Regan. Pha theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, lan được ngâm ngập trong hỗn hợp thuốc trong 5 phút.

Vớt ra treo ngược trong khoảng từ 3-5 ngày.
Hoang-thao-hac-vy-03_0.jpg

Cách chọn môi trường thuần hóa hạc vĩ:

Đối với loài lan Hạc vỹ thì môi trường tốt cho thuần hóa là môi trường thoáng gió, độ ẩm không quá cao, khoảng 60-70%. Ánh sáng tương đối nhiều, 50-70% ánh sáng tự nhiên. Khi thuần hóa lan cần đưa lan từ chỗ ít nắng ra chỗ nhiều nắng để cây có thể thích nghi dần với điều kiện môi trường mới.
 

Cách thức trồng và ghép lan hạc vỹ:

Đối với Hạc Vỹ chúng ta ghép lên gỗ bằng cách sử dụng đinh ghim thép chữ U và súng bắn ghim. Đặt cây vào vị trí cần ghép, dùng tay cầm phần rễ lan. Sau đó bắn ghim giữ 1 /3- 1/5 tổng số rễ, sao cho cây cố định không bị lay.

Sau đó, để khô không tưới trong 3-7 ngày đầu tiên. Nhằm giúp vết thương, khi thao tác ghép được lành miệng.
Hoang-thao-hac-vy-04.jpg

Chăm sóc sau khi ghép:

Tưới nước: 3 -7 ngày đầu sau ghép, không tưới nước. Đặt cây ở môi trường thoáng gió, nền phía dưới luôn phải duy trì ẩm để làm mát cho cây. Nếu cây được ghép trong mùa nghỉ thì chỉ cần tưới dạng phun sương để giữ ẩm cho cây, tránh tưới qua nhiều.

Điều khiển ra hoa:

Chế độ ánh sáng: đưa cây ra ngoài để cây chịu 80% ánh sáng tự nhiên.

Chế độ tưới nước: cắt nước hoàn toàn trong mùa đông và đầu xuân, khi nào cây ra nụ và mầm cây mới thì bắt đầu tưới.

Chế độ phân bón: bón phân kích thích ra hoa 6-30-30+TE trong tháng 8.

Môi trường yêu cầu: môi trường phải hanh, khô, nhiều gió, ánh sáng là 80% ánh sáng tự nhiên.

Nguồn: Phong lan rừng

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Địa lan Kiếm Tiên Vũ

Kiếm Tiên Vũ (Cymbidium finlaysonianum Lindl.)


Là loại địa lan khá to, có giả hành đầy xơ dài. Lá song đính; phiến hẹp dài, to đến 75 x 3 – 4,5cm, đầu có 2 thùy không bằng nhau, có đốt trên bẹ, gân 4-5/bên; cuống dài. Trục phát hoa thòng dài đến 0,9m; hoa to, màu ngà hay vàng ửng đỏ; cọng và noãn sào dài 3cm; phiến dài 2,5 – 3cm; môi trắng có bớt tía, dài 3cm, có 3 thùy; cột dài 18mm. Kiếm Tiên Vũ còn được gọi là Đoản Kiếm Finlayson vì lá của nó dài, dày và cứng, thẳng tựa như thanh kiếm ngắn. Rất dễ trồng và hầu như không cần chăm sóc, chịu nắng nóng rất tốt, ra hoa đều đặn, có thể bỏ vào chậu với chút than củi hoặc trồng không cần giá thể.

Nguồn: Cây Cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ). Hình ảnh: sưu tầm.








Kết quả hình ảnh cho trồng và chăm sóc hoa lan kiếm tiên vũ


Lan sống phụ sinh, mọc bụi. Củ giả dẹt, nhiều xơ. Lá xếp 2 dày, hình giải hẹp, dài 75cm, rộng 3 - 4,5cm. Gốc có đốt và bẹ. Cụm hoa chùm buông xuống, dài đến 1m. Hoa lớn màu ngà hay vàng pha đỏ.
Tên Việt Nam: Lan kiếm vân ngọc, Kiếm Tiên Vũ
Tên Latin: Cymbidium finlaysonianum
Đồng danh: Cymbidium finlaysonianum Lindl
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, mọc bụi. Củ giả dẹt, nhiều xơ. Lá xếp 2 dày, hình giải hẹp, dài 75cm, rộng 3 - 4,5cm, đầu tròn chia 2 thùy không đều. Gốc có đốt và bẹ. Cụm hoa chùm buông xuống, dài đến 1m. Hoa lớn màu ngà hay vàng pha đỏ. Cánh môi có 3 thùy. Hai thùy bên hình tam giác, thùy giữa thuôn tròn ở đỉnh, màu trắng có đốm tía.

Phân bố: Cây mọc từ Bắc vào Nam (Ba Vì, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định, Tây Nguyên và phân bố ở Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Philippin...

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan

Chăm sóc địa lan cũng không đơn giản, cách chăm sóc của vườn này không thể áp đặt hoàn toàn sang vườn khác, không ai dám tuyên bố là mình trồng lan không chết cây nào. Thực chất chăm sóc địa lan là chúng ta liên tục duy trì đầy đủ các yếu tố cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển của cây như : ánh sáng, nhiệt độ , không khí, độ ẩm, phân bón
Trồng địa lan Trồng địa lan thực ra là chúng ta làm 2 việc :thứ nhất là tạo ra tiểu vùng khí hậu cho vườn lan, thứ hai là tạo ra môi trường cho cây lan sinh trưởng
TẠO TIỂU VÙNG KHÍ HẬU :
Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan- Ánh sáng: khoảng 50%-70% sử dụng lưới che hay bóng cây tuỳ điều kiện -Nhiệt độ: khoảng 20-30 độ C
- Độ ẩm : khoảng 70%-85%
- Thoáng gió : vườn lan phải được thông gió, gió giúp cho vườn lan giảm nhiệt độ, tránh được các mầm bệnh (do không khí liên tục được luân chuyển)...
Nói vậy chứ không nên gió mạnh quá làm cho lay gốc cây, ảnh hưởng tới dễ cây, cây sẽ không phát triển, gió mạnh cũng làm giảm độ ẩm của vườn. Tóm lại các điều kiện để tạo ra tiểu vùng khí hậu còn phụ thuộc nhiều vào khí hậu của khu vực như :khí hậu của miền bắc VN khác với miền nam VN, châu á khác châu âu...Như vậy căn cứ vào khí hậu của khu vực chúng ta phải can thiệp vào để có được tiểu vùng khí hậu cho vườn lan : dùng lưới che để điều khiển ánh sáng, làm nhà kính để điều khiển nhiệt độ, sử dụng máy phun sương để điều khiển độ ẩm, sử dụng quạt để tạo nên sự thoáng gió...
TẠO MÔI TRƯỜNG CHO CÂY LAN Thường người ta sử dụng chậu để trồng địa lan, bên trong chậu có chứa chất trồng. Như vậy khoảng không bên trong chậu và toàn bộ chất trồng là môi trường để cây lan sinh trưởng và phát triển
-Chậu : có thể sử dụng chậu gốm, sánh sứ hay chậu nhựa để trồng. Chậu phải có khả năng thoát nước tốt, chiều cao hợp lý (nên chọn chậu cao để cho dễ lan thoải mái phát triển), đường kính chậu tuỳ thuộc vào mật độ cây trong chậu
-Chất trồng : chất trồng chia làm 3 phần * Phần lót : nằm ở đáy chậu, tác dụng thoát nước tốt. Có thể sử dụng xốp, gạch vụn, xỉ than... * Phần chất trồng chính (cung cấp dinh dưỡng cho cây) : đây là phần chất trồng mà cây lan sử dụng để lấy dinh dưỡng hay nói cách khác toàn bộ dễ cây lan nằm ở phần này. Có thể sử dụng đất bùn ao phơi khô, hỗn hợp : cát đen + xỉ than, cát đen + mùn lá cây + xỉ than,.... * Phần che phủ :nằm ở trên mặt chậu, có tác dụng che chắn cho phần chất trồng chính không bị sói mòn và giữ ẩm cho bên trong chậu. Có thể dùng xỉ than, rêu nước, ...
CÁCH TRỒNG ĐỊA LAN
* Chuẩn bị:
Địa lan hoàng vũ- Chậu trồng: Chọn loại chậu phù hợp với điều kiện và phù hợp với cây trồng :loại lan lá dài, rủ thì nên chọn chậu cao, lan lá ngắn thì chọn chậu thấp hơn, khóm lan nhiều thân thì chọn đường kính chậu to... .Vệ sinh chậu: nếu chậu mới thì chỉ cần dùng nước sạch rửa qua, nếu chậu cũ(đã dùng) thì dùng khăn lau và nước xà phòng loãng lau kỹ rồi rửa sạch bằng nước. Sau đó úp ngược chậu để nước chảy hết
- Cây giống: Nếu là cây ở một chậu cũ (thay chậu): khóm cây nhiều hơn 5 thân thì tách thành nhiều khóm nhỏ, mỗi khóm có ít nhất 2 thân, cắt bỏ dễ thối, lá hỏng. khi tách có thể dùng tay hay dao sắc, ngay sau khi tách thì sát trùng và làm khô vết tách bằng cách dùng que sắt khoảng 2 li đã nung nóng trà sát vào vết tách cho tới khi vết tách khô, sau đó dùng sơn bôi vào vết tách (việc làm này rất quan trọng nó tránh nhiễm bệnh cho cây, cây không bị thối do nước tưới sau này), rồi sau đó để lan vào chỗ mát chờ cho khô sơn .Nếu là cây vừa mới mua hay xin nơi khác: khóm cây vẫn là nguyên chậu thì làm như trên, nếu tách chỉ 1 hoặc 2 thân từ khóm thì ngay lập tức phải sát trùng và làm khô vết tách như trên
- Chất trồng: Phần lót: chuẩn bị vừa đủ cho số chậu trồng, có thể là những miếng xốp, gạch vụn, xỉ than cục .Phần chất trồng chính: _Nếu là bùn ao phơi khô : dùng búa hoặc dao đập nhỏ, mảnh lớn nhất 2-3cm, nên giữ lại những vụn nhỏ cỡ 1-1,5cm
- Nếu dùng hỗn hợp xỉ than + cát đen: đập nhỏ xỉ than, vụn to nhất cỡ 1-1,5cm sau đó đem trộn đều với cát đen ẩm với tỉ lệ 60% xỉ+ 40% cát .Phần che phủ : có thể dùng rêu nước hay xỉ than đập nhỏ cỡ mảnh 1cm -Mốt số phụ kiện khác: que tre, dây buộc (dùng lõi dây điện thoại rất tốt)
* Tiến hành trồng :
- Bước 1: Dùng vòi nước sạch để rửa sạch các khóm lan sau đó xếp lần lượt vào rổ, nên đánh dấu từng loại lan tránh nhầm (trong khi thao tác không làm hỏng dễ non)
- Bước 2:cho phần lót vào đáy chậu khoảng 5-7 cm tuỳ chiều cao chậu
- Bước 3: cho chất trồng chính vào chậu làm lần lượt như sau : .
Nếu là bùn ao khô:
- Cho cục to xuống dưới, nhỏ ở trên tạm dừng lại khi cảm nhận đặt khóm lan vào chậu, thân cây xấp xỉ mặt chậu và dễ chạm chất trồng
- Xếp các khóm lan vào trong chậu cho cân đối nên xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân trẻ hướng ra miệng chậu, như vậy bụi lan sẽ ở giữa chậu các cây con sẽ phát triển ra ngoài mép chậu. Sau khi đã xếp tương đối thì dùng một tay để giữ bụi lan (có thể dùng que tre và dây buộc để định vị các khóm lan) , tay kia cho đất vào chậu theo nguyên tắc nhỏ dần (vụn nhỏ nhất sẽ ở trên cùng). Cho tới khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan (trong quá trình cho chất trồng vào chậu thỉnh thoảng dùng 2 tay vỗ nhẹ vào thân chậu) .
Nếu là hỗn hợp xỉ + cát:
- Cho chất trồng vào chậu tạm dừng lại khi cảm nhận đặt khóm lan vào chậu, thân cây xấp xỉ mặt chậu và dễ chạm chất trồng
- Xếp các khóm lan vào trong chậu cho cân đối nên xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân trẻ hướng ra miệng chậu, như vậy bụi lan sẽ ở giữa chậu các cây con sẽ phát triển ra ngoài mép chậu. Sau khi đã xếp tương đối thì dùng một tay để giữ bụi lan (có thể dùng que tre và dây buộc để định vị các khóm lan) , tay kia cho chất trồng vào chậu. Cho tới khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan (trong quá trình cho chất trồng vào chậu thỉnh thoảng dùng 2 tay vỗ nhẹ vào thân chậu)
- Bước 4: Dùng rêu nước hay vụn xỉ than để phủ lên bề mặt chậu 1 lớp mỏng sao cho thân cây lan vẫn phải hở 1 phần trên lớp phủ
- Bước 5: Dùng nước tưới đẫm toàn bộ chất trồng nều trồng bằng bùn ao và dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan. Nếu trồng bằng xỉ + cát thì chỉ dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan
- Bước 6:Xếp các chậu lan vừa mới trồng vào nơi dâm mát
Một số chú ý :
- Nên dùng chậu cao để tăng phần chất trồng chính trong chậu
- Nếu trồng lan đúng qui cách thì mùa nào trồng cũng được, tuy nhiên trồng vào mùa xuân là tốt nhất, khoảng từ tháng 2-3 âm lịch _Không nên bón lót bất cứ 1 loại phân nào khi trồng
CHĂM SÓC ĐỊA LAN
Chăm soc sóc địa lan - Lan hoàng vũChăm sóc địa lan là cả quá trình từ khi trồng cây tới khi cây "chết", khái niệm "chết" ở đây là tương đối vì có cây vừa trồng xong vài ngày sau đã chết (do chăm sóc không tốt), có cây người này trồng thì không sao đến tay người khác trồng thì chết, có những cây đời bố trồng không sao đến đời con thì chết, có cây được lưu chuyền từ đời này qua đời khác. Như vậy chăm sóc địa lan cũng không đơn giản, cách chăm sóc của vườn này không thể áp đặt hoàn toàn sang vườn khác, không ai dám tuyên bố là mình trồng lan không chết cây nào. Thực chất chăm sóc địa lan là chúng ta liên tục duy trì đầy đủ các yếu tố cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển của cây như : ánh sáng, nhiệt độ , không khí, độ ẩm, phân bón ...Người xưa có câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", như vậy cái mà ta đề cập đầu tiên là -Nước: nước hay độ ẩm rất cần cho lan sinh trưởng, tưới nước bao nhiêu cho đủ ? câu hỏi này sẽ không có lời giải chung cho các vườn lan, địa lan rất cần nước để phát triển nhưng không thể quá nhiều sẽ dẫn tới úng mà chết, nếu thiếu nước thì cây sẽ kém phát triển. Vậy thì tưới như thế nào, điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết và khả năng thoáng gió của vườn lan, những ngày nóng độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới 2 lần/ngày, ngược lại những ngày trời mưa nhiều độ ẩm không khí cao thì không nên tưới (có khi còn phải che mưa) ; Những vườn lan thoáng gió thì nên tưới nhiều lần/ngày ...
- Phân: phân là tập hợp các chất như :đạm (N),lân(P), kali(K), canxi (Ca), magiê(Mg)...chúng tồn tại ở 2 thể vô cơ (các loại phân chế biến sẵn cho lan) và hữu cơ (nước tiểu, nước ngâm :ốc,xương,đỗ tương...ít nhất 1 năm ), địa lan ưa phân hữu cơ hơn. Nếu "chất trồng chính" bản thân đã có đủ các dưỡng chất để cây lan phát triển thì chúng ta cũng không cần bón phân làm gì. Các cụ ngày xưa thường hay dùng đất bùn ao phơi khô để trồng địa lan, 2 năm không cần bón mà cây vẫn sinh trưởng tốt, đất bùn ao tốt là loại mà có nhiều mùn của lá cây, cũng chỉ nên chọn loại bùn ao đất thịt hay đất sét (ít bị sói mòn). Ngược lại nều chất trồng không có đủ dinh dưỡng cho cây thì chúng ta phải bón thêm phân, địa lan không cần nhiều phân do vậy chúng ta không nên bón quá nhiều, quá đặc, chỉ cần bón tuần 1 lần và "thật loãng" với phân hữu cơ 1/10 hay 1/20
- Cần: cần tức là lượng thời gian thường xuyên mà chúng ta dùng để chăm sóc, quan tâm tới cây lan điều này thì ai cũng hiểu không phải nói nhiều thêm.
- Giống: giống tức là cây giống lan đem trồng, cây giống tốt và không bệnh tật + sự chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng tốt và ngược lại Ngoài những yếu tố nêu trên còn có
- Ánh sáng: thường lá ánh sáng tự nhiên, địa lan không chịu được ánh nắng trực tiếp mà nó thích hợp với ánh sáng tán xạ qua lưới che hay qua các tán cây khoảng 50% là vừa
- Nhiệt độ: địa lan chịu rét rất tốt, nhưng không chịu được nóng, cây sẽ phát triển bình thường ở nhiệt độ khoảng từ 20-30 độ C, vậy những hôm trời nóng thì chúng ta có biện pháp làm mát cho vườn như : quạt gió, phun sương, chạy điều hoà ...
- Không khí: không khí cần để cho cây quang hợp, sự luân chuyển tốt của không khí cũng giúp tăng khả năng quang hợp của cây và nó còn giúp cây không bị sinh bệnh Thật là thiếu sót nếu không đề cập tới sự phá hoại của côn trùng, vấn đề bệnh tật của cây lan, cây lan có thể bị nhiễm rất nhiều loại bệnh như :nấm, thán nhiệt,...và đặc biệt là vi rút. Nói chung phòng tránh và chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt là biện pháp hữu hiệu nhất !
Theo new.dalatrose.com



Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Hoàng Thảo Kèn

Hoàng thảo Kèn là 1 trong 10 loài Lan rừng quý hiếm nhất của Việt Nam:







Mặt hoa Hoàng Thảo Kèn tím

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Lan Hoàng thảo Thư Kỳ

Hoàng thảo Thư Kỳ  là loài Hoàng thảo Kèn đột biến.

 Hoàng thảo Kèn được đánh giá là 1 trong 10 loại lan rừng quí hiếm giá nhất Việt Nam.

 Không như lan Phi điệp có nhiều dòng đột biến, Hoàng thảo Kèn có rất ít đột biến. Hiện nay mới chỉ ghi nhận có một trường hợp đột biến màu trắng hoàn toàn. Hoàng thảo Thư Kỳ là trường hợp đột biến thứ hai và có màu sắc đặc biệt hơn nhiều.

 Thân Hoàng thảo Thư kỳ có màu xanh với lớp áo lụa màu trắng bạc cùng các đường sọc nhò. Hoa 5 cánh bay, rộng khoảng 5cm, ám hồng nhạt, rất đẹp.Môi có màu váng nhạt pha lẫn xanh, có lông tua. Họng trong ngoài có kẻ xước màu đỏ tím. Mũi màu trắng.
Hoàng thảo Thư Kỳ có mùi thơm nhẹ nhàng, và đặc biệt hoa nở vào đúng dịp Tết cổ truyền của Việt Nam nên cực kỳ quý hiếm.



Hoàng thảo Thư Kỳ ( LAM'S)


Hoàng thảo Thư Kỳ ( LAM'S)

By: LAM'S

Cách trồng và chăm sóc lan Kiều vàng - Dendrobium thyrsiflorum

Kiều vàng - Dendrobium thyrsiflorum là loại lan họ Kiều (thủy tiên) mọc thành khóm, thân tròn cứng, màu xanh dài khoảng 30-60 cm, có nhiều rãnh dọc mờ chạy dọc thân, trên thân có nhiều đốt.
Kiều vàng thường có 3-5 lá trên một thân, kích thước tương đương lá Kiều Hồng nhưng mỏng, dáng nhọn hơn, xanh nhạt hơn, hơi bóng. Thuộc họ Kiều nên cây không có mùa nghỉ, lá xanh quanh năm, ít rụng lá trong mùa hanh khô trừ khi thiếu hụt nước. Loại này phân bố nhiều ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên..., ở Đông Bắc cũng có nhưng ít hơn. Cây còn được gọi với cái tên Thủy tiên cam.

Hoa Kiều vàng có dạng chùm to dài khoảng 20-30 cm gồm nhiều bông đơn lẻ mọc quanh phát hoa, mỗi bông có cánh trắng, họng vàng tươi rất đẹp, màu sắc nổi bật, thơm nhẹ và không bền lắm, khoảng 5-7 ngày. Kiều vàng nở hoa vào cuối xuân - đầu hè, khoảng tháng 4 dương lịch.

Hướng dẫn trồng & chăm sóc Kiều Vàng

Kiều vàng khi mới mua về, cứ cắt rễ cũ cho gọn gàng, chỉ cần cách gốc khoảng 1 cm, giề nào rễ dày ta dùng mũi kéo chọc, gẩy và bấm đi cho mỏng bớt, để ít rễ cứ sẽ kích thích cây ra rễ mới nhanh hơn, đừng sợ cây chết mà không dám động vào rễ. Xối qua nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch kích rễ như B1 hoặc Atonik khoảng 1-2 tiếng rồi đem trồng. Giá thể thích hợp là gỗ khúc hoặc dớn chậu. Ta dùng dây thít nhựa, dây nylon hoặc súng bắn ghim hay các vật dụng có thể cố định được phần gốc cây thật chắc với giá thể. Ta hạn chế dùng các vật liệu kim loại vì sau một thời gian nó sẽ han gỉ, rễ non mọc ra chạm vào có thể gây thui rễ. Ghép cây dạng đứng hoặc nghiêng chếch ngọn lên trời do thân Kiều vàng cứng, không ghép chúc xuống như lan thân thòng. Còn tùy vào tình hình tiểu khí hậu chỗ trồng, nếu gió thổi liên tục hoặc nắng nóng khô nhiều thì ta ghim thêm một ít miếng xơ dừa cách gốc 1-2 cm để giữ ẩm tốt hơn, không được phủ kín mít gốc sẽ gây úng thối.

Sau khi ghép ta nên reo giò lên cao khoảng đầu người trở lên, không treo thấp, để nơi râm mát, độ ẩm cao, thoáng gió. Hàng ngày tưới phun sương khoảng 2 lần, cách 5-7 ngày ta lại phun dung dịch B1 cho lan hoặc Atonik loãng hơn chỉ dẫn trên bao bì chút, cây sẽ sớm ra rễ. Kiều vàng là loại ưa ẩm nhưng cũng thích sáng, do vậy khi cây đã ra rễ khỏe mạnh có thể treo dưới 1 lớp lưới đen, chú ý mùa đông vẫn phải tưới cho Kiều vàng nhưng với mật độ thưa hơn mùa nóng, cây không có mùa nghỉ như lan thân thòng nên thiếu hụt nước lâu dài sẽ bị xuống lá, xấu cây và ảnh hướng đến quang hợp, hô hấp của cây.
cách trồng và chăm sóc lan Kiều vàng - Dendrobium thyrsiflorum

cách trồng và chăm sóc lan Kiều vàng - Dendrobium thyrsiflorum

cách trồng và chăm sóc lan Kiều vàng - Dendrobium thyrsiflorum

cách trồng và chăm sóc lan Kiều vàng - Dendrobium thyrsiflorum

cách trồng và chăm sóc lan Kiều vàng - Dendrobium thyrsiflorum


Theo Phonglanrung.com

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Nhận biết, cách trồng & chăm sóc Quế Lan Hương

Quế Lan Hương tên khoa học Aerides Odorata, là loài lan đơn thân thuộc chi Giáng hương cùng với Lan Tam Bảo Sắc, Đuôi Cáo, Sóc Lào…


Hàng rời khai thác từ rừng để bán ra trên thị trường thường dài khoảng 20-30 cm, tuy nhiên cây già hoặc trồng thuần lâu năm có thể dài đến 1m. Hình dáng lá dáng tương tự Tam Bảo Sắc nhưng thường sẫm hơn, lá to và dày hơn, bản lá rộng khoảng 3-6 cm, dài 20-30 cm.
thân quế lan hương
Quế có cây lá xếp, cây lá lướt. Cây lá xếp nhìn dáng thẳng, chắc chắn, cứng cáp, thường phát triển theo hướng ngóc chếch lên trên, các lá mọc sát nhau trên thân và lá thường ngắn và dày hơn loại lá lướt một chút; cây lá lướt nhìn dáng cây lả lơi, hơi ngúc ngắc, lá mọc thưa nhau rõ rệt, lá dài, mỏng hơn loại lá xếp, thân nhỏ mềm hơn nên khi phát triển dài ra cây thường ngả ngang do sức nặng của cây còn ngọn vẫn lượn cong lên hướng sáng.
Hoa Quế Lan Hương dạng chùm dài
Hoa Quế Lan Hương
Hoa dạng chùm dài khoảng 20-30 cm, gồm nhiều bông đơn kích cỡ 2.5-3.5 cm. Cánh dày hơi tròn đến tròn, lưỡi hoa nhọn như quả ớt cong lên trước mặt hoa. Quế mới nở hoa thường có màu trắng pha xanh lục, sau vài ngày chuyển dần sang trắng ngà, gần tàn chuyển sang màu vàng ngà.
Cận cảnh bông hoa quế lan hương

Cách trồng & chăm sóc Quế Lan Hương

Mùa hoa của Quế: nở trong tháng 8, 9 dương lịch nên người ta còn hay gọi là Quế tháng 8. Độ bền khoảng 15-20 ngày, mùi hoa rất thơm, thơm đậm mùi quế, đứng xa xa đã thoảng thấy mùi, phải nói xét về hương thì Quế Lan Hương thuộc hàng đầu, do vậy đây là một trong số các loài lan rừng được ưa chuộng và yêu thích nhất.
Hoa lan Quế Lan Hương
Quế là loài lan dễ thuần dưỡng, không cầu kỳ trong chăm sóc. Cây ưa nắng, sáng hơn Tam bảo Sắc một chút, vẫn nên treo dưới một lớp lưới che hoặc có bóng cây để không bị nắng gắt chiếu vào buổi trưa, chiều. Nếu được sống trong môi trường độ ẩm vừa phải, loại này cho bộ rễ gió khá dài đẹp buông xuống. Ghép lên cây sống thấy phát triển rất tốt. Nếu không các bạn ghép gỗ nhãn, vũ sữa, vải, gỗ lũa… thành giò lớn nhìn đẹp hơn và rất thích hợp để rễ bám quấn quanh giá thể, ưu tiên dùng cách này. Loại lá xếp còn có thể trồng đứng trong chậu gỗ với giá thể than củi to cùng một ít vỏ thông, xơ dừa miếng (chậu gỗ rất thoáng nên rễ Quế có thể phát triển thoải mái) còn trồng chậu đất nung thì ít gặp (vì chậu đất bé và bí hơn chậu gỗ trong khi Quế rất thích thoáng rễ), loại này cũng không nên ghép dớn bảng vì rễ quế to hơn rễ các loại lan Hoàng thảo, khó đâm xuyên bảng dớn hơn, đồng thời rễ lan bám trên mặt phẳng không chắc chắn bằng rễ quấn quanh trụ tròn, mặt khác về mặt thẩm mỹ tôi thấy cũng không đẹp.
Quế Lan Hương cung cấp tại PhongLanRung.com
Quế Lan Hương cung cấp tại PhongLanRung.com
Quế Lan Hương cung cấp tại PhongLanRung.com
Quế Lan Hương cung cấp tại PhongLanRung.com
Sau khi mua cây về chúng ta cắt bỏ các rễ đã khô teo, cắt bớt cả phần thân già khô, cắt bỏ các lá hư hỏng, dập nhiều, rễ tươi có thể giữ lại. Ta đem ngâm toàn bộ cây vào chậu nước pha thuốc B1 hoặc Atonik (tỷ lệ theo hướng dẫn trên nhãn thuốc) khoảng 2-3 giờ đồng hồ rồi đem trồng. Nên trồng Quế hướng ngọn chếch lên trên dù ghép xuôi xuống cũng được, ngọn cũng sẽ ngóc lên, đặc biệt có những thân khi mua đã vừa dài vừa cong như chữ J, chữ C thì ta ghép cho gốc bên trên, ngọn bên dưới sẽ thuận hơn. Gỗ, chậu và than, vỏ thông nên được ngâm rửa sạch trong 1-2 ngày trước khi trồng thì an toàn hơn cho cây.
Ghép Quế Lan Hương lên gỗ
Nếu ghép lan lên gỗ ta sắp xếp các cây quanh khúc cây để về sau cây lan sẽ phát triển thân lá và cho hoa đều các hướng, áp thân lan vào giá thể, dùng dây nylon/dây thít nhựa/đóng đinh đai dây nhựa…(có gì dùng nấy) buộc chặt thân vào khúc gỗ, các bạn xem lại ảnh minh họa ở bài Hướng dẫn chi tiết Cách ghép lan lên gỗ, treo giò lan vào chỗ thoáng mát, ẩm. Chú ý thời gian mới ghép chưa ra rễ phải giữ môi trường ẩm mát không thì cây chưa kip ra rễ mới đã bị vàng lá, rụng lá. Nếu vườn khô thì buộc thêm ít xơ dừa miếng gần thân cây không lá, tuyệt đối không vì sợ cây khô mà đắp xơ dừa kín mít như đắp chăn. Tùy môi trường mà phun sương 2-3 lần mỗi ngày, cách 3-4 ngày lại phun B1 hoặc Atonik một lần vào cuối ngày.
Ghép Quế Lan Hương lên gỗ
Nếu trồng Quế lan hương vào chậu thì ta thực hiện các bước sau: đặt gốc cây xuống đáy chậu, cuộn các cọng rễ quanh tròn trong lòng chậu, đừng tham trồng quá nhiều cây trong một chậu vì sau này rễ Quế phát triển sẽ rất chật chội và bí, buộc cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa các gốc cây ta bỏ chen những cục than củi và xơ dừa miếng/vỏ thông, treo chậu lan vào chỗ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng 15-30 ngày sau khi trồng từ các cọng rễ chính và thân cây sẽ đâm ra các đầu rễ mới. Trồng chậu thì giữ ẩm lâu hơn nên phun sương 1-2 lần mỗi ngày, chú ý nếu giá thể còn ẩm thì không cần tưới thêm để hôm sau tưới, cách 3-4 ngày lại phun B1 hoặc Atonik một lần vào cuối ngày.
Ghép Quế Lan Hương lên gỗ
Khi cây ra rễ mới lúc này mới bón phân cho cây, Quế Lan Hương là loài lan dễ trồng, dùng phân NPK Đầu Trâu 20-20-20 phun toàn bộ cây lan 01 tuần/lần từ khoảng đầu tháng 7 dương che đến khi xuất hiện nụ hoa, còn lại các thời gian khác dùng NPK 30-10-10 tuần/lần. Nếu lười tưới phân nước bạn có thể sử dụng các loại phân tan chậm đóng túi sẵn cho hoa lan, treo 2-3 túi phân này lên phần trên quanh khúc gỗ, hay đặt 01 túi lên trên mặt chậu cây để tưới nước phân ngấm dần ra, sau 3-4 tháng thì thay túi phân một lần. Quế cần độ ẩm không khí cao nên cần phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi ánh nắng đã dịu. Vào mùa hè nên phun phòng các loại thuốc trị nấm 1 lần/tháng, còn nếu đã lỡ bị nhiễm bệnh thì phải phun thuốc đúng liều lượng và thời gian như chỉ dẫn trên nhãn đến khi khỏi bệnh. Ở nơi có khí hậu nóng, khô bạn nên tìm các cách cải thiện độ ẩm như trồng thêm các loại cây cảnh bên dưới sàn, đặt thêm thùng xốp đựng nước lã bên dưới để làm tăng độ ẩm của không khí (loại đựng hoa quả ở các hàng hoa quả, người ta người ta bán quả rồi thừa nhiều thùng, mua khoảng 10k/cái). Cải thiện độ ẩm vườn không chỉ tốt cho việc trồng lan Quế mà cho cả các loại lan khác vì đa phần lan rừng ưa ẩm mát, đặc biệt là nhà ai trồng lan trên sân thượng ở các thành phố đồng bằng. Độ ẩm sẽ không tăng nhanh ngay nhưng sau một thời gian chắc chắn bước vào vườn sẽ thấy mát hơn.
Quế Lan Hương nở hoa
Trên đây tôi đã chia sẻ về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc lan Quế Lan Hương, mong nhận được bổ sung, góp ý từ các bạn để hoàn thiện. Chúc mọi người trồng lan Quế thành công.
Nguồn: Phong lan rừng 

Phân Biệt Lan Hoàng Nhạn, Bạch Nhạn Và Hồng Nhạn

Người chơi lan đa phần chỉ thấy hoa đẹp là thích, thích lại muốn chơi, mà chơi chưa chắc đã biết tên hoa chính xác ^^. Nhiều khi chỉ là một...