Là loại địa lan khá to, có giả hành đầy xơ dài. Lá song đính; phiến hẹp dài, to đến 75 x 3 – 4,5cm, đầu có 2 thùy không bằng nhau, có đốt trên bẹ, gân 4-5/bên; cuống dài. Trục phát hoa thòng dài đến 0,9m; hoa to, màu ngà hay vàng ửng đỏ; cọng và noãn sào dài 3cm; phiến dài 2,5 – 3cm; môi trắng có bớt tía, dài 3cm, có 3 thùy; cột dài 18mm. Kiếm Tiên Vũ còn được gọi là Đoản Kiếm Finlayson vì lá của nó dài, dày và cứng, thẳng tựa như thanh kiếm ngắn. Rất dễ trồng và hầu như không cần chăm sóc, chịu nắng nóng rất tốt, ra hoa đều đặn, có thể bỏ vào chậu với chút than củi hoặc trồng không cần giá thể.
Nguồn: Cây Cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ). Hình ảnh: sưu tầm.
Lan sống phụ sinh, mọc bụi. Củ giả dẹt, nhiều xơ. Lá xếp 2 dày, hình giải hẹp, dài 75cm, rộng 3 - 4,5cm. Gốc có đốt và bẹ. Cụm hoa chùm buông xuống, dài đến 1m. Hoa lớn màu ngà hay vàng pha đỏ.
Tên Việt Nam: Lan kiếm vân ngọc, Kiếm Tiên Vũ
Tên Latin: Cymbidium finlaysonianum
Đồng danh: Cymbidium finlaysonianum Lindl
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Mô tả: Lan sống phụ sinh, mọc bụi. Củ giả dẹt, nhiều xơ. Lá xếp 2 dày, hình giải hẹp, dài 75cm, rộng 3 - 4,5cm, đầu tròn chia 2 thùy không đều. Gốc có đốt và bẹ. Cụm hoa chùm buông xuống, dài đến 1m. Hoa lớn màu ngà hay vàng pha đỏ. Cánh môi có 3 thùy. Hai thùy bên hình tam giác, thùy giữa thuôn tròn ở đỉnh, màu trắng có đốm tía.
Phân bố: Cây mọc từ Bắc vào Nam (Ba Vì, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định, Tây Nguyên và phân bố ở Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Philippin...
Tên Latin: Cymbidium finlaysonianum
Đồng danh: Cymbidium finlaysonianum Lindl
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Mô tả: Lan sống phụ sinh, mọc bụi. Củ giả dẹt, nhiều xơ. Lá xếp 2 dày, hình giải hẹp, dài 75cm, rộng 3 - 4,5cm, đầu tròn chia 2 thùy không đều. Gốc có đốt và bẹ. Cụm hoa chùm buông xuống, dài đến 1m. Hoa lớn màu ngà hay vàng pha đỏ. Cánh môi có 3 thùy. Hai thùy bên hình tam giác, thùy giữa thuôn tròn ở đỉnh, màu trắng có đốm tía.
Phân bố: Cây mọc từ Bắc vào Nam (Ba Vì, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định, Tây Nguyên và phân bố ở Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Philippin...
Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan
Chăm sóc địa lan cũng không đơn giản, cách chăm sóc của vườn này không thể áp đặt hoàn toàn sang vườn khác, không ai dám tuyên bố là mình trồng lan không chết cây nào. Thực chất chăm sóc địa lan là chúng ta liên tục duy trì đầy đủ các yếu tố cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển của cây như : ánh sáng, nhiệt độ , không khí, độ ẩm, phân bón
Trồng địa lan Trồng địa lan thực ra là chúng ta làm 2 việc :thứ nhất là tạo ra tiểu vùng khí hậu cho vườn lan, thứ hai là tạo ra môi trường cho cây lan sinh trưởng
TẠO TIỂU VÙNG KHÍ HẬU :
- Độ ẩm : khoảng 70%-85%
- Thoáng gió : vườn lan phải được thông gió, gió giúp cho vườn lan giảm nhiệt độ, tránh được các mầm bệnh (do không khí liên tục được luân chuyển)...
Nói vậy chứ không nên gió mạnh quá làm cho lay gốc cây, ảnh hưởng tới dễ cây, cây sẽ không phát triển, gió mạnh cũng làm giảm độ ẩm của vườn. Tóm lại các điều kiện để tạo ra tiểu vùng khí hậu còn phụ thuộc nhiều vào khí hậu của khu vực như :khí hậu của miền bắc VN khác với miền nam VN, châu á khác châu âu...Như vậy căn cứ vào khí hậu của khu vực chúng ta phải can thiệp vào để có được tiểu vùng khí hậu cho vườn lan : dùng lưới che để điều khiển ánh sáng, làm nhà kính để điều khiển nhiệt độ, sử dụng máy phun sương để điều khiển độ ẩm, sử dụng quạt để tạo nên sự thoáng gió...
TẠO MÔI TRƯỜNG CHO CÂY LAN Thường người ta sử dụng chậu để trồng địa lan, bên trong chậu có chứa chất trồng. Như vậy khoảng không bên trong chậu và toàn bộ chất trồng là môi trường để cây lan sinh trưởng và phát triển
-Chậu : có thể sử dụng chậu gốm, sánh sứ hay chậu nhựa để trồng. Chậu phải có khả năng thoát nước tốt, chiều cao hợp lý (nên chọn chậu cao để cho dễ lan thoải mái phát triển), đường kính chậu tuỳ thuộc vào mật độ cây trong chậu
-Chất trồng : chất trồng chia làm 3 phần * Phần lót : nằm ở đáy chậu, tác dụng thoát nước tốt. Có thể sử dụng xốp, gạch vụn, xỉ than... * Phần chất trồng chính (cung cấp dinh dưỡng cho cây) : đây là phần chất trồng mà cây lan sử dụng để lấy dinh dưỡng hay nói cách khác toàn bộ dễ cây lan nằm ở phần này. Có thể sử dụng đất bùn ao phơi khô, hỗn hợp : cát đen + xỉ than, cát đen + mùn lá cây + xỉ than,.... * Phần che phủ :nằm ở trên mặt chậu, có tác dụng che chắn cho phần chất trồng chính không bị sói mòn và giữ ẩm cho bên trong chậu. Có thể dùng xỉ than, rêu nước, ...
CÁCH TRỒNG ĐỊA LAN
* Chuẩn bị:
- Chậu trồng: Chọn loại chậu phù hợp với điều kiện và phù hợp với cây trồng :loại lan lá dài, rủ thì nên chọn chậu cao, lan lá ngắn thì chọn chậu thấp hơn, khóm lan nhiều thân thì chọn đường kính chậu to... .Vệ sinh chậu: nếu chậu mới thì chỉ cần dùng nước sạch rửa qua, nếu chậu cũ(đã dùng) thì dùng khăn lau và nước xà phòng loãng lau kỹ rồi rửa sạch bằng nước. Sau đó úp ngược chậu để nước chảy hết
- Cây giống: Nếu là cây ở một chậu cũ (thay chậu): khóm cây nhiều hơn 5 thân thì tách thành nhiều khóm nhỏ, mỗi khóm có ít nhất 2 thân, cắt bỏ dễ thối, lá hỏng. khi tách có thể dùng tay hay dao sắc, ngay sau khi tách thì sát trùng và làm khô vết tách bằng cách dùng que sắt khoảng 2 li đã nung nóng trà sát vào vết tách cho tới khi vết tách khô, sau đó dùng sơn bôi vào vết tách (việc làm này rất quan trọng nó tránh nhiễm bệnh cho cây, cây không bị thối do nước tưới sau này), rồi sau đó để lan vào chỗ mát chờ cho khô sơn .Nếu là cây vừa mới mua hay xin nơi khác: khóm cây vẫn là nguyên chậu thì làm như trên, nếu tách chỉ 1 hoặc 2 thân từ khóm thì ngay lập tức phải sát trùng và làm khô vết tách như trên
- Chất trồng: Phần lót: chuẩn bị vừa đủ cho số chậu trồng, có thể là những miếng xốp, gạch vụn, xỉ than cục .Phần chất trồng chính: _Nếu là bùn ao phơi khô : dùng búa hoặc dao đập nhỏ, mảnh lớn nhất 2-3cm, nên giữ lại những vụn nhỏ cỡ 1-1,5cm
- Nếu dùng hỗn hợp xỉ than + cát đen: đập nhỏ xỉ than, vụn to nhất cỡ 1-1,5cm sau đó đem trộn đều với cát đen ẩm với tỉ lệ 60% xỉ+ 40% cát .Phần che phủ : có thể dùng rêu nước hay xỉ than đập nhỏ cỡ mảnh 1cm -Mốt số phụ kiện khác: que tre, dây buộc (dùng lõi dây điện thoại rất tốt)
* Tiến hành trồng :
- Bước 1: Dùng vòi nước sạch để rửa sạch các khóm lan sau đó xếp lần lượt vào rổ, nên đánh dấu từng loại lan tránh nhầm (trong khi thao tác không làm hỏng dễ non)
- Bước 2:cho phần lót vào đáy chậu khoảng 5-7 cm tuỳ chiều cao chậu
- Bước 3: cho chất trồng chính vào chậu làm lần lượt như sau : .
Nếu là bùn ao khô:
- Cho cục to xuống dưới, nhỏ ở trên tạm dừng lại khi cảm nhận đặt khóm lan vào chậu, thân cây xấp xỉ mặt chậu và dễ chạm chất trồng
- Xếp các khóm lan vào trong chậu cho cân đối nên xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân trẻ hướng ra miệng chậu, như vậy bụi lan sẽ ở giữa chậu các cây con sẽ phát triển ra ngoài mép chậu. Sau khi đã xếp tương đối thì dùng một tay để giữ bụi lan (có thể dùng que tre và dây buộc để định vị các khóm lan) , tay kia cho đất vào chậu theo nguyên tắc nhỏ dần (vụn nhỏ nhất sẽ ở trên cùng). Cho tới khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan (trong quá trình cho chất trồng vào chậu thỉnh thoảng dùng 2 tay vỗ nhẹ vào thân chậu) .
Nếu là hỗn hợp xỉ + cát:
- Cho chất trồng vào chậu tạm dừng lại khi cảm nhận đặt khóm lan vào chậu, thân cây xấp xỉ mặt chậu và dễ chạm chất trồng
- Xếp các khóm lan vào trong chậu cho cân đối nên xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân trẻ hướng ra miệng chậu, như vậy bụi lan sẽ ở giữa chậu các cây con sẽ phát triển ra ngoài mép chậu. Sau khi đã xếp tương đối thì dùng một tay để giữ bụi lan (có thể dùng que tre và dây buộc để định vị các khóm lan) , tay kia cho chất trồng vào chậu. Cho tới khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan (trong quá trình cho chất trồng vào chậu thỉnh thoảng dùng 2 tay vỗ nhẹ vào thân chậu)
- Bước 4: Dùng rêu nước hay vụn xỉ than để phủ lên bề mặt chậu 1 lớp mỏng sao cho thân cây lan vẫn phải hở 1 phần trên lớp phủ
- Bước 5: Dùng nước tưới đẫm toàn bộ chất trồng nều trồng bằng bùn ao và dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan. Nếu trồng bằng xỉ + cát thì chỉ dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan
- Bước 6:Xếp các chậu lan vừa mới trồng vào nơi dâm mát
Một số chú ý :
- Nên dùng chậu cao để tăng phần chất trồng chính trong chậu
- Nếu trồng lan đúng qui cách thì mùa nào trồng cũng được, tuy nhiên trồng vào mùa xuân là tốt nhất, khoảng từ tháng 2-3 âm lịch _Không nên bón lót bất cứ 1 loại phân nào khi trồng
CHĂM SÓC ĐỊA LAN
Chăm sóc địa lan là cả quá trình từ khi trồng cây tới khi cây "chết", khái niệm "chết" ở đây là tương đối vì có cây vừa trồng xong vài ngày sau đã chết (do chăm sóc không tốt), có cây người này trồng thì không sao đến tay người khác trồng thì chết, có những cây đời bố trồng không sao đến đời con thì chết, có cây được lưu chuyền từ đời này qua đời khác. Như vậy chăm sóc địa lan cũng không đơn giản, cách chăm sóc của vườn này không thể áp đặt hoàn toàn sang vườn khác, không ai dám tuyên bố là mình trồng lan không chết cây nào. Thực chất chăm sóc địa lan là chúng ta liên tục duy trì đầy đủ các yếu tố cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển của cây như : ánh sáng, nhiệt độ , không khí, độ ẩm, phân bón ...Người xưa có câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", như vậy cái mà ta đề cập đầu tiên là -Nước: nước hay độ ẩm rất cần cho lan sinh trưởng, tưới nước bao nhiêu cho đủ ? câu hỏi này sẽ không có lời giải chung cho các vườn lan, địa lan rất cần nước để phát triển nhưng không thể quá nhiều sẽ dẫn tới úng mà chết, nếu thiếu nước thì cây sẽ kém phát triển. Vậy thì tưới như thế nào, điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết và khả năng thoáng gió của vườn lan, những ngày nóng độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới 2 lần/ngày, ngược lại những ngày trời mưa nhiều độ ẩm không khí cao thì không nên tưới (có khi còn phải che mưa) ; Những vườn lan thoáng gió thì nên tưới nhiều lần/ngày ...
- Phân: phân là tập hợp các chất như :đạm (N),lân(P), kali(K), canxi (Ca), magiê(Mg)...chúng tồn tại ở 2 thể vô cơ (các loại phân chế biến sẵn cho lan) và hữu cơ (nước tiểu, nước ngâm :ốc,xương,đỗ tương...ít nhất 1 năm ), địa lan ưa phân hữu cơ hơn. Nếu "chất trồng chính" bản thân đã có đủ các dưỡng chất để cây lan phát triển thì chúng ta cũng không cần bón phân làm gì. Các cụ ngày xưa thường hay dùng đất bùn ao phơi khô để trồng địa lan, 2 năm không cần bón mà cây vẫn sinh trưởng tốt, đất bùn ao tốt là loại mà có nhiều mùn của lá cây, cũng chỉ nên chọn loại bùn ao đất thịt hay đất sét (ít bị sói mòn). Ngược lại nều chất trồng không có đủ dinh dưỡng cho cây thì chúng ta phải bón thêm phân, địa lan không cần nhiều phân do vậy chúng ta không nên bón quá nhiều, quá đặc, chỉ cần bón tuần 1 lần và "thật loãng" với phân hữu cơ 1/10 hay 1/20
- Cần: cần tức là lượng thời gian thường xuyên mà chúng ta dùng để chăm sóc, quan tâm tới cây lan điều này thì ai cũng hiểu không phải nói nhiều thêm.
- Giống: giống tức là cây giống lan đem trồng, cây giống tốt và không bệnh tật + sự chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng tốt và ngược lại Ngoài những yếu tố nêu trên còn có
- Ánh sáng: thường lá ánh sáng tự nhiên, địa lan không chịu được ánh nắng trực tiếp mà nó thích hợp với ánh sáng tán xạ qua lưới che hay qua các tán cây khoảng 50% là vừa
- Nhiệt độ: địa lan chịu rét rất tốt, nhưng không chịu được nóng, cây sẽ phát triển bình thường ở nhiệt độ khoảng từ 20-30 độ C, vậy những hôm trời nóng thì chúng ta có biện pháp làm mát cho vườn như : quạt gió, phun sương, chạy điều hoà ...
- Không khí: không khí cần để cho cây quang hợp, sự luân chuyển tốt của không khí cũng giúp tăng khả năng quang hợp của cây và nó còn giúp cây không bị sinh bệnh Thật là thiếu sót nếu không đề cập tới sự phá hoại của côn trùng, vấn đề bệnh tật của cây lan, cây lan có thể bị nhiễm rất nhiều loại bệnh như :nấm, thán nhiệt,...và đặc biệt là vi rút. Nói chung phòng tránh và chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt là biện pháp hữu hiệu nhất !
Theo new.dalatrose.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét