Kiều vàng ( LAM'S)
Lan Thủy Tiên từ miền Trung đổ ra gọi là Kiều, còn miền Nam, các tỉnh Tây nguyên gọi là Thủy Tiên, tên nào cũng đẹp vì vậy chúng ta chẳng cần phải thống nhất tên gọi của loài lan này làm gì nhưng khi ai đó gọi là Kiều mình cũng hiểu đang nói đến lan Thủy Tiên, mà ai nói Thủy Tiên thì cũng hiểu đang nói đến Kiều. Nhưng ở đây chúng ta gọi một tên thống nhất là Lan Thủy Tiên.
Lan Thủy Tiên sống phổ biến từ Phú Thọ đến Tây Nguyên, cây ưa lạnh nhưng có khả năng chịu được khô hạn rất tốt, thích ánh sáng và tưới nước nhiều. Thủy Tiên có nhiều loại như Thủy Tiên Tím, Thủy Tiên Vàng và Thủy Tiên mỡ gà….., do sinh sống ở những điều kiện môi trường, thời tiết khí hậu khác nhau nên có loại thì nở vào mùa xuân, có loại nở vào mùa hè và có loại nở hoa vào ngay trước mùa thu một đến hai tuần. Nhưng về cơ bản ra hoa sớm một đến hai tuần hay muộn một đến hai tuần cũng là do cách chúng ta chăm sóc và thời tiết quyết định, còn trồng lan ra hoa thì đã xem là một thành công và mang lại niềm vui rồi. Chúng ta cùng tìm hiểu một số loài phổ biến, dễ tìm, dễ trồng, dễ chăm sóc để sưu tầm vài loài cho vườn lan gia đình mình.
Hình dáng nhận dạng Lan Thủy Tiên:
Môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây: nơi có khi hậu mát mẻ, có ánh sáng chiếu vào buổi sớm. Thích hợp trồng ghép lụa, trồng với dzớn và có thể trồng vào chậu nhựa.
Lan Thủy Tiên Hường- Kiều miền Trung
Thân tròn, màu nâu, xám đen, lá bản to, dày, mọc so le, quanh năm xanh tốt, so với những anh em Thủy tiên khác Thủy Tiên miền Trung hoa hơi thưa. Hoa nhợt nhạt nhìn không quyễn rũ và thu hút người chơi.
Lan Thủy Tiên Tím Huế
So với tím Hường bên trên (miền Tím miền Trung) thì Tím Huế hoa nở sớm hơn, vào khoảng tháng 4 - tháng 5 hoa có hương thơm nhẹ nhàng. Hình dáng bên ngoài cũng giống với Thủy Tiên Hường.
Lan Thủy Tiên Vuông:
Kiều Vuông, thân vuông, hoa cánh trắng môi vàng nhẹ, bông to và dày bông, hoa nở 7 - 15 ngày là tàn khu vực Lâm Đồng hoa nở vào mùa xuân, giả hành lớn, nhìn rất khủng, sinh trưởng và phát triển tốt nếu được tạo điều kiện thuận lợi, thích hợp trồng với dzớn cục, hoặc thân gỗ lớn, có vỏ xù xì, cứng.
Rất nhiều nghệ trồng Thủy Tiên Vuông thành công cho hoa rất đẹp, và nở nhiều, so với nhiều loài lan khác Thủy Tiên Vuông cũng được nhiều anh em yêu thích không chỉ hỏ nở vào tết cổ truyền mình mà còn tỏa ra một hương thơm dịu dàng.
Lan Thủy Tiên mỡ gà:
Thủy Tiên mỡ gà hình dáng bề ngoài cũng có những nét giống như Thủy Tiên miền Trung và Thủy Tiên Tím Huế, thân tròn dài, lá mọc đối xứng, to và dày bản. Chỉ có điều hoa nở có màu vàng nhạt, hoa nở nhiều và có hương thơm.
Lan Thủy Tiên môi tua:
Khác với những họ trên một chút Thủy Tiên môi tua có gốc nhỏ, thân có một đoạn phì to còn lại thuân dài đến ngọn, hoa cũng cũng nở thành chùm rũ xuỗng.
Cách Trồng Lan Thủy Tiên.
Nếu mua cây đã vào chậu hoặc ghép với dzớn hay gỗ (lụa) bạn có thể tham khảo cách trồng và tư vấn từ người bán lan. Còn nếu bạn mua cây từ rừng về thì đành phải chăm sóc theo cách bài bản khác để cây lan không bị thối thân, thối lá, nấm bệnh, và phát triển chậm.
Thủa ban đầu khi mới đưa Lan Thủy từ rừng về chúng ta chịu khó phân chia rõ ràng nhánh khỏe riêng, nhánh già và nấm bệnh riêng để bắt đầu các bước tiếp theo. Chẳng ai khi mới đưa lan từ rừng về và bắt đầu trồng ghép gỗ ghép lụa luôn cả, vì cây còn yêu và chưa phân riêng ra cây rất dễ lây bệnh và chết lan. Đối với các nhánh nhiều thân tơ khỏe bạn có thể vào chậu hoặc ghép lụa luôn, còn với nhánh già chúng ta treo ngược lên, đợi cây nhúm mầm non rồi trồng tiếp. Quá trình này cũng mất khoảng 10 ngày đến một tháng. Trong thời gian này chúng ta tưới nước ít thôi, khoảng 1 lần/ 1 tuần, để kích thích cây ra rễ.
Chất trồng lan: Chúng ta trồng Thủy Tiên nếu vào chậu bạn nên trồng với dzớn cục, dzớn vụn, với vỏ gỗ, còn ngược lại bạn có thể ghép lụa đều được. Sau khi cây ra rễ con và nhú các mầm non lúc này chúng ta bắt đầu tưới nước và pha phân bón kích thích ra rễ để đấy mạnh quá trình phát triển cho cây lan.
Đừng tiếc những mầm đã quá già và những mầm có dấu hiệu nấm bệnh, cứ bỏ nó đi, vì nhưng mầm đó không nhưng lây bệnh cho toàn vườn lan của gia đình mà con khiến chúng ta phải quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Chúng ta nên tập trung vào nhưng nhánh khỏe chăm sóc tốt thì cây sẽ đẻ cây con nhanh hơn. Đối với Lan Thủy Tiên trồng loài ra hoa vào mùa hè anh em thường không chăm chút và tốn nhiều công sức, vì chỉ cần ra hoa là được, còn những giống ra hoa vào mùa xuân đòi hỏi bạn phải căn nước, căn phân và thậm chí là phải chú trọng thời tiết hơn rất nhiều để cây lan có thể ra hoa vào đúng những ngày lễ tết, để tăng thêm được giá trị kinh tế.
Nhân giống và phát triển.
Lan Thủy Tiên không nhân giống và phát triển được như những loài lan thân thòng khác, Thủy Tiên có đặc thù riêng, cây chỉ đẻ nhánh con ở gốc, không đẻ ra từ mắt lá, vì vậy quá trình nhân giống diễn ra chậm và cần phải có thời gian. Đặc biệt đối với những thân nhánh khỏe thì ra hoa không giới hạn, một lần có thể ra ba đến bốn rò bông, nở thành chùm rất đẹp. Năm nay nhanh này ra bông rồi, năm sau nhánh đó vẫn tiếp tục có thể sẽ ra bông tiếp, nhưng ở mắt lá khác.
Lan Thủy Tiên mỡ gà:
Thủy Tiên mỡ gà hình dáng bề ngoài cũng có những nét giống như Thủy Tiên miền Trung và Thủy Tiên Tím Huế, thân tròn dài, lá mọc đối xứng, to và dày bản. Chỉ có điều hoa nở có màu vàng nhạt, hoa nở nhiều và có hương thơm.
Lan Thủy Tiên môi tua:
Khác với những họ trên một chút Thủy Tiên môi tua có gốc nhỏ, thân có một đoạn phì to còn lại thuân dài đến ngọn, hoa cũng cũng nở thành chùm rũ xuỗng.
Cách Trồng Lan Thủy Tiên.
Nếu mua cây đã vào chậu hoặc ghép với dzớn hay gỗ (lụa) bạn có thể tham khảo cách trồng và tư vấn từ người bán lan. Còn nếu bạn mua cây từ rừng về thì đành phải chăm sóc theo cách bài bản khác để cây lan không bị thối thân, thối lá, nấm bệnh, và phát triển chậm.
Lan Thủy Tiên trồng thuần.
Thủa ban đầu khi mới đưa Lan Thủy từ rừng về chúng ta chịu khó phân chia rõ ràng nhánh khỏe riêng, nhánh già và nấm bệnh riêng để bắt đầu các bước tiếp theo. Chẳng ai khi mới đưa lan từ rừng về và bắt đầu trồng ghép gỗ ghép lụa luôn cả, vì cây còn yêu và chưa phân riêng ra cây rất dễ lây bệnh và chết lan. Đối với các nhánh nhiều thân tơ khỏe bạn có thể vào chậu hoặc ghép lụa luôn, còn với nhánh già chúng ta treo ngược lên, đợi cây nhúm mầm non rồi trồng tiếp. Quá trình này cũng mất khoảng 10 ngày đến một tháng. Trong thời gian này chúng ta tưới nước ít thôi, khoảng 1 lần/ 1 tuần, để kích thích cây ra rễ.
Chất trồng lan: Chúng ta trồng Thủy Tiên nếu vào chậu bạn nên trồng với dzớn cục, dzớn vụn, với vỏ gỗ, còn ngược lại bạn có thể ghép lụa đều được. Sau khi cây ra rễ con và nhú các mầm non lúc này chúng ta bắt đầu tưới nước và pha phân bón kích thích ra rễ để đấy mạnh quá trình phát triển cho cây lan.
Đừng tiếc những mầm đã quá già và những mầm có dấu hiệu nấm bệnh, cứ bỏ nó đi, vì nhưng mầm đó không nhưng lây bệnh cho toàn vườn lan của gia đình mà con khiến chúng ta phải quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Chúng ta nên tập trung vào nhưng nhánh khỏe chăm sóc tốt thì cây sẽ đẻ cây con nhanh hơn. Đối với Lan Thủy Tiên trồng loài ra hoa vào mùa hè anh em thường không chăm chút và tốn nhiều công sức, vì chỉ cần ra hoa là được, còn những giống ra hoa vào mùa xuân đòi hỏi bạn phải căn nước, căn phân và thậm chí là phải chú trọng thời tiết hơn rất nhiều để cây lan có thể ra hoa vào đúng những ngày lễ tết, để tăng thêm được giá trị kinh tế.
Nhân giống và phát triển.
Lan Thủy Tiên không nhân giống và phát triển được như những loài lan thân thòng khác, Thủy Tiên có đặc thù riêng, cây chỉ đẻ nhánh con ở gốc, không đẻ ra từ mắt lá, vì vậy quá trình nhân giống diễn ra chậm và cần phải có thời gian. Đặc biệt đối với những thân nhánh khỏe thì ra hoa không giới hạn, một lần có thể ra ba đến bốn rò bông, nở thành chùm rất đẹp. Năm nay nhanh này ra bông rồi, năm sau nhánh đó vẫn tiếp tục có thể sẽ ra bông tiếp, nhưng ở mắt lá khác.
Nguồn: Cách trồng lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét